Nhu cầu sử dụng máy scan là rất phổ biến hiện nay. Đối với các văn phòng thì đó là thiết bị cơ bản và thiết thực. Tuy nhiên, thị trường hiện nay có đa dạng các dòng máy scan hiện đại, nhiều người băn khoăn nên lựa chọn máy scan nào tốt nhất. Dưới đây, mayinhanoi.vn sẽ chia sẻ kinh nghiệm chọn máy máy scan chuẩn nhất.
Dưới đây là cách chọn máy scan, 5 yếu tố cần phải chú ý khi chọn mua máy scan.
Độ phân giải
Độ phân giải của máy scan quyết định đến chất lượng hình ảnh. Khi bạn lựa chọn máy in với các mục đích cơ bản, nâng cao trong văn phòng thì không cần phải chọn máy có độ phân giải quá cao.
Chọn máy scan có độ phân giải phù hợp
- Đối với việc scan hình thẻ thì độ phân giải trên 100dpi là phù hợp.
- Với các văn bản, tài liệu thì độ phân giải từ 300dpi trở lên
- Đối với mục đích phóng lớn các ảnh nhỏ thì độ phân giải trong khoảng từ 1200 đến 2400 là phù hợp.
Cần phải nhớ rằng, độ phân giải càng lớn, bạn càng tốn bộ nhớ để thực hiện lưu trữ và thời gian quét ảnh ở độ phân giải càng cao thì càng tốn thời gian hơn. Vì vậy, cần cân nhắc nhu cầu của mình trước khi mua để chọn được máy scan hiện đại nhất, phù hợp nhất.
Xem xét khả năng di chuyển của máy scan
Hiện nay, nhu cầu scan là rất nhiều và cần dùng ở mọi nơi. Vì vậy, nhiều dòng máy scan ra đời thiết kế chuyên cho việc di chuyển. Nó có kích thước đủ nhỏ để chúng ta có thể để gọn vào balo, cắm. Đặc biệt là có khả năng chạy khi cắm điện từ USb của máy tính hay được trang bị pin riêng. Nhiều máy quét cũng có bộ nhớ on-board hoặc thẻ di động có thể quét trực tiếp mà không cần kết nối với máy tính để lưu lại sau. Khi mang máy trở lại văn phòng, bạn có thể chuyển các tập tin được quét từ thiết bị đến máy tính của bạn.
Cần phải cân nhắc nhu cầu của mình. Nếu cần một máy mang theo bên người để dùng thì trên thị trường cũng có các dòng máy cấu tạo đơn giản, scan một mặt giấy với mức giá khá rẻ.
Cân nhắc nhu cầu để chọn máy scan có khả năng di chuyển
Khả năng quét hai mặt tự động
Hầu hết các dòng máy scan tài liệu hiện nay đều được nhà sản xuất trang bị chức năng quét 2 mặt tự động. Nhiều máy quét in hai mặt có tính năng “Skip Blank space”- để bỏ qua các trang trống khi quét một tờ đơn.
Với chức năng này, các máy quét 2 mặt sẽ tiết kiệm được thời gian của bạn. Tiết kiệm thời gian đi 1 nửa. Với các văn phòng với khối lượng tài liệu lớn cần phải thực hiện nhanh chóng thì chức năng này sẽ vô cùng cần thiết. Vì vậy, chọn máy scan cho văn phòng cần phải chú ý đến điều này nhé.
Nên chọn các dòng máy có khả năng in 2 mặt và khay ADf
Thiết bị cấp giấy (tài liệu) tự động
Khay nạp giấy tự động ADF có chức năng quét tài liệu và copy ra nhiều trang cùng lúc mà không cần phải nạp tài liệu bằng tay vào từng trang trước khi thực hiện. Nó giúp cho việc scan của chúng ta nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, không phải các dòng máy có khay ADF đều có khả năng in 2 mặt đâu nhé. Chính vì vậy, khi chọn mua máy scan, bạn phải chọn các dòng máy tích hợp cả 2 chức năng này nhé.
Cổng giao tiếp (Interface)
Trong cách chọn máy scan bạn cũng cần phải biết đến cả cổng giao tiếp nữa.
Các dòng máy scan hiện nay đều dùng cổng USB 2.0 và hầu hết chúng đều tương thích với cổng USB 1.1 cũ.
Ngoài ra, các dòng máy scan hiện đại nhất còn có chức năng scan không dây. Những dòng máy scan này thì tốc độ khá tốt. Tuy nhiên thì giá thành của nó thường cao hơn nhiều so với các dòng máy thông thường khác. Và chỉ những doanh nghiệp chuyên nghiệp, những người sử dụng liên tục, nhiều thì mới chọn các dòng máy này.
Chọn m áy scan có cổng giao tiếp phù hợp
Chọn mua máy scan cần quan tâm đến bộ cảm biến
Các dòng máy scan hiện nay có bộ cảm biến theo 2 loại đó là CCD và CIS. 2 bộ cảm biến này có gì khác nhau. Theo đánh giá, bộ cảm biến CCD cũ nhưng lại có chất lượng hình ảnh tốt và sắc sảo hơn. Tuy nhiên, bộ cảm biến CIS thì thường phổ biến và ít tốn điện hơn nhiều.
- Công nghệ cảm biến CCD (Charge Coupled Device, tạm dịch là “thiết bị tích điện kép”) là công nghệ quét cũ hơn. Thường được dùng trong các máy camera kỹ thuật số. Cho chất lượng hình ảnh tốt hơn
- CIS là công nghệ mới hơn. Tuy nhiên cho hình ảnh không tốt bằng CCD. Nhưng các máy scan sử dụng CIS đang trở nên rất thông dụng vì ít hao năng lượng (cấp điện qua cổng USB) và có kích thước nhỏ gọn.
Cách chọn máy scan dựa vào bộ nhận dạng ký tự quang học OCR
Bộ nhận dạng ký tự quang học OCR dùng để chỉ phần mềm mà có thể chuyển một tập tin hình ảnh sang văn bản có thể chỉnh sửa. Phần mềm OCR rất cần thiết khi công việc cần tới chỉnh sửa hay tìm kiếm các văn bản và con số trong ứng dụng văn phòng.
Tuy nhiên không phải tất cả máy quét tài liệu đều đi kèm với phần mềm nhận diện ký tự quang học OCR. Nếu chức năng này thực sự cần thiết, hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ qua phần mềm này khi chọn mua máy scan.
Hy vọng, với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi về cách chọn mua máy scan, bạn đọc đã hiểu rõ và lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.