Tìm hiểu công nghệ cảm biến CCD và CIS trong máy scan

Hiện nay, các loại máy scan trên thị trường hầu hết đều sử dụng một trong hai công nghệ cảm biến: CCD và CIS. Vậy, hai công nghệ cảm biến này là gì và có những điểm gì khác nhau? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Công nghệ cảm biến CCD

Công nghệ cảm biến CCD được phát minh ra trước. Công nghệ CCD là cụm từ viết tắt của charge - coupled device, nghĩa là thiết bị tích điện kép. Những loại máy scan sử dụng công nghệ này thường được sử dụng để scan khá đa dạng: tài liệu, ảnh, văn bản. Thông thường, máy scan sử dụng công nghệ cảm biến CCD thường có kích thước bé, mỏng, thời trang, tạo điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển. Do đó, nó thường được sử dụng rộng rãi cho các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ.
Ưu điểm của những dòng máy scan sử dụng công nghệ cảm biến CCD, đó là chất lượng sản phẩm đầu ra vô cùng cao, sắc nét, rõ ràng. Đây cũng chính là một trong những lý do chủ yếu khiến công nghệ này tuy xuất hiện đã lâu, nhưng vẫn được ưa chuộng sử dụng rộng rãi.
Cảm biến CCD trong máy scan
Cảm biến CCD trong máy scan
Công nghệ cảm biến CCD chứa các thành phần nhạy sáng được sắp xếp thành dạng lưới. Máy scan CCD là dùng bộ lọc màu. Do vậy, màu sắc của sản phẩm in ra đẹp hơn, đều hơn, mịn hơn, sống động hơn. Cũng chính vì nguyên do này nên máy scan sử dụng công nghệ CCD có thể scan được cả phim, ảnh.

Công nghệ cảm biến CIS

Công nghệ cảm biến CIS là gì? CIS thực chất là viết tắt của cụm từ tiếng Anh contact image sensor. Nó mang nghĩa là bộ cảm biến hình ảnh tiếp xúc.
Đối với Công nghệ cảm biến CIS, tuy ra đời sau công nghệ cảm biến CCD nhưng sự phổ biến của nó cũng không hề kém cạnh. Bằng chứng là, có rất nhiều loại máy scan hiện có trên thị trường đang ứng dụng công nghệ này.
Máy scan dùng CIS cùng các dãy dày đặc Led đỏ, lục và xanh biển để tạo thành ánh sáng trắng, thay thế cho gương, thấu kính của máy scan kiểu CCD. Màu của máy quét kiểu CIS xác định nhờ phổ màu của mỗi Led. Do vậy, phổ màu của những máy scan công nghệ CIS thường hẹp hơn và màu in ra cũng không mịn bằng công nghệ cảm biến CCD.
Công nghệ cảm biến CIS trong máy scan
Công nghệ cảm biến CIS trong máy scan

Ưu điểm 

Đặc điểm nổi bật nhất của các loại máy scan sử dụng công nghệ cảm biến CIS, đó là có tốc độ xử lý và scan tài liệu, hình ảnh cực kỳ nhanh chóng. Những dòng máy scan sử dụng công nghệ cảm biến này tiêu hao rất ít điện năng bởi nó cung cấp điện để hoạt động qua cổng USB. 
Khá giống với những dòng máy scan sử dụng công nghệ cảm biến CCD, những dòng máy công nghệ cảm biến CIS cũng có kích thước rất nhỏ gọn, khối lượng nhẹ, phù hợp sử dụng cho văn phòng diện tích bé, trường học hay các hộ gia đình.

Nhược điểm

Tuy nhiên, công nghệ CIS có một nhược điểm, đó là không thể scan ảnh mà chỉ có thể scan tài liệu thôi. Đồng thời, độ phân giải và chất lượng tài liệu in đầu ra cũng không cao bằng công nghệ cảm biến CCD, mức độ chuyển màu kém mịn hơn.
Dù vậy, hai công nghệ cảm biến này vẫn cực kỳ phổ biến và được ưa chuộng để sử dụng cho các dòng máy scan. Mỗi công nghệ cảm biến đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nhưng nó vẫn đảm bảo cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.

Một số dòng máy scan sử dụng công nghệ CCD và CIS 

Một số dòng máy scan tiêu biểu sử dụng công nghệ CCD đó là: Máy Scan Canon DR-F120Máy scan kính phẳng HP 2500 f1, Máy scan hình phẳng HP 7500
Đối với công nghệ CIS thì thường dùng có các máy scan dạng khay nạp ADF. Ví dụ như: máy quét DR-C240, máy scan cao cấp DR-160II...
Trên đây là những thông tin chi tiết về hai công nghệ cảm biến phổ biến nhất thường được sử dụng trong máy scan: CCD và CIS. Hy vọng qua bài chia sẻ của chúng tôi, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình.

Miễn phí giao nhận

Miễn phí giao nhận và cài đặt theo quy định trên website

Uy tín - chất lượng - tin cậy

Đảm bảo hàng hóa theo tiêu chuẩn hãng, bảo hành nhanh chóng, tiện lợi

Hỗ trợ 24/7

Chat với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất. Hotline: 0981.136.139